icon icon icon

GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT TÚI NI LÔNG VÀ NHỰA DÙNG 1 LẦN

Đăng bởi TLP vào lúc 30/11/2022

(TG) - Trung bình mỗi năm Việt Nam thải ra khoảng 1,8 triệu tấn rác thải nhựa, nằm trong số 20 quốc gia có lượng rác thải lớn nhất và cao hơn mức trung bình của thế giới, do việc quản lý và xử lý rác thải nhựa chưa triệt để.

túi dứa, túi vải pp dệt siêu thị, túi pp không dệt, túi siêu thị, túi vải dệt tái sử dụng, túi giấy tái sử dụng, túi thân thiện môi trường, bảo vệ môi trường, túi giấy custom, túi vải PP dệt tái sử dụng, túi mua sắm

Việc xã hội lạm dụng sử dụng sản phẩm nhựa, nhất là túi ni-lông dùng 1 lần khó phân hủy, sản phẩm nhựa dùng một lần đã và đang để lại những hậu quả nghiêm trọng đối với môi trường. Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN-MT), thực trạng ô nhiễm rác thải nhựa hiện rất nghiêm trọng, lượng chất thải nhựa hiện vẫn ở mức rất cao. Đây là một "gánh nặng" nghiêm trọng cho môi trường. Mỗi năm, tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt là 25 triệu tấn nhưng chỉ có 30% được xử lý đốt hoặc sản xuất phân hữu cơ, hơn 70% chôn lấp trực tiếp. Trong đó, lượng chất thải nhựa và túi ni-lông chiếm khoảng 8%-12%; số lượng rác thải nhựa, túi ni-lông tăng dần theo từng năm.

túi dứa, túi vải pp dệt siêu thị, túi pp không dệt, túi siêu thị, túi vải dệt tái sử dụng, túi giấy tái sử dụng, túi thân thiện môi trường, bảo vệ môi trường, túi giấy custom, túi vải PP dệt tái sử dụng, túi mua sắmNguồn: Báo Tuổi trẻ Thủ Đô

Trao đổi tại Hội thảo, ông Phạm Văn Đức, Phó Tổng Giám đốc công ty TNHH MTV Môi trường & Đô thị Hà Nội (URENCO) cho biết, hiện nay, mỗi ngày trên địa bàn TP Hà Nội phát sinh khoảng 7500 tấn rác sinh hoạt. Là đơn vị được giao quản lí, xử lý rác tại bãi rác Xuân Sơn và Nam Sơn, qua các số liệu thống kê có thể thấy khối lượng rác đổ về bãi ngày càng tăng.  Theo ông Đức, từ năm 2000 tới nay, tỉ lệ nhựa trong rác thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố tăng từ dưới 10%/năm lên tới 16,5%/năm, không những thế còn có sự đa dạng về các chủng loại.

Dù các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương đã có nhiều giải pháp để hạn chế cũng như dần chấm dứt, tuy nhiên do tính chất của đề xã hội nên rất khó. Do vậy, đơn vị quản lý bằng cách đặt ra các quy định như quy định giờ vào bãi (3-6 giờ sáng); hỗ trợ trang thiết bị bảo hộ (ủng, găng tay…) nhằm hạn chế những rủi ro trong quá trình người dân nhặt rác ở trên bãi.

“Mặc dù vậy, chúng tôi hy vọng sẽ có giải pháp để chấm dứt triệt để tình trạng người dân nhặt rác rác trên bãi”, ông Đức nói. Đối với vấn đề quản lý, xử lí rác thải, ông Đức cho rằng phải phân loại ngay từ nguồn. Việc xử lý tại bãi chỉ là xử lý phần ngọn của vấn đề. 

Hiện URENCO đã đầu tư 2 dây chuyền để tái chế, công suất 30 tấn/ 1 ngày. Dự kiến sẽ sớm đưa vào hoạt động trong thời gian tới. Bên cạnh đó, đơn vị cũng hợp tác với một tập đoàn của Nhật Bản để tái chế rác thành viên chất đốt, đưa ra tiêu thụ trên thị trường.

“Với sự vào cuộc tích cực của TP Hà Nội, đặc biệt là quận Hoàn Kiếm, năm 2020, URENCO sẽ thực hiện quản lý rác thải theo hướng “tiếp cận từng bước từ nguồn”, ông Phạm Văn Đức cho biết thêm.

Cần đồng bộ từ “đầu nguồn tới cuối nguồn”

túi dứa, túi vải pp dệt siêu thị, túi pp không dệt, túi siêu thị, túi vải dệt tái sử dụng, túi giấy tái sử dụng, túi thân thiện môi trường, bảo vệ môi trường, túi giấy custom, túi vải PP dệt tái sử dụng, túi mua sắm

Muốn kiểm soát và hạn chế túi ni lông và chất thải nhựa một lần đòi hỏi những giải pháp tổng hợp từ đầu nguồn đến cuối nguồn, để đối phó với vấn nạn rác thải nhựa, hiện nay, nhiều quốc gia trên thế giới đã ban hành nhiều luật cấm sử dụng đồ nhựa dùng 1 lần, lệnh cấm sử dụng túi ni lông dùng 1 lần để hạn chế và tiến tới xã hội không còn rác thải nhựa.

Hiện tại từ năm 2020 đã có đến 170 quốc gia đã cam kết “giảm đáng kể” việc sử dụng nhựa tính từ thời điểm hiện tại đến năm 2030. Kế hoạch cũng đề xuất các biện pháp thu hồi và tái chế nhựa để giữ chúng trong nền kinh tế mà vẫn đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường – đây là một phần của nỗ lực của các quốc gia nhằm đạt được không có rác thải nhựa vào năm 2030. Tại New Zealand, nước này đã ban hành lệnh cấm sử dụng tất cả các loại túi nhựa dùng một lần trong hoạt động mua sắm. Những công ty vi phạm lệnh cấm này sẽ phải đối diện với mức phạt tiền cực kỳ nặng, có thể lên tới 100.000 đôla New Zealand (67.000 USD).

Hay tại Thái Lan, đầu năm 2020, Chính phủ Thái Lan ban hành lệnh cấm các loại túi nilon dùng 1 lần tại những cửa hàng lớn. 75 trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi và các cửa hàng khác với hơn 24.500 chi nhánh trên toàn quốc đồng ý ngừng cung cấp túi nhựa miễn phí cho khách hàng. Người tiêu dùng Thái Lan giờ sẽ bị tính phí từ 5 đến 10 bạt cho mỗi túi nilon nếu họ yêu cầu. Chiến dịch này thể hiện mức độ dứt khoát và mạnh mẽ của Thái Lan trong cuộc chiến với rác thải nhựa. Thay vào đó, Chính phủ khuyến khích người tiêu dùng tích cực sử dụng những sản phẩm thay thế nhựa bằng sản phẩm thân thiện với môi trường và kêu gọi người dân mang túi cá nhân của họ mỗi khi đi mua sắm. 

Xem rác thải nhựa là nguyên liệu mới

Theo bà Đặng Kim Chi - Chủ tịch Hội đồng khoa học và Kỹ thuật (Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam), cho biết chúng ta cần đầu tư và tạo điều kiện đầu tư vào công nghệ tái chế cơ học, thực ra công nghệ này đã có từ những năm 70, thế giới đã tạo ra sản phẩm sau tái chế sử dụng được, như bàn ghế, áo mưa, giàn giáo… nhưng quá trình tái chế này lại dẫn đến tình trạng ô nhiễm nước trong quá trình làm sạch hoặc nhiệt để thay đổi thành phần.

Do vậy, Việt Nam cần đầu tư vào các biện pháp, coi rác thải nhựa như nguyên liệu mới, chẳng hạn như là nguồn nhiệt cấp năng lượng cho nhà máy phát nhiệt, xi măng, và giảm tiêu thụ nguyên liệu thông thường. Ngoài ra, các nghiên cứu khoa học trên thế giới và ngay ở Việt Nam cũng đang nghiên cứu tìm ra sản phẩm thay thế nhựa khó phân hủy và sử dụng một lần.

Trong đó, nghiên cứu tại Đại học Bách Khoa đã bước đầu thành công nghiên cứu nhựa có thể phân hủy hoàn toàn Co2 và nước, tiến tới sẽ có đề tài hỗ trợ hoàn thành và nhân rộng dự án. Các nhà khoa học Việt Nam đã bước đầu quan tâm đến sản phẩm thay thế nhựa, hoặc nghiên cứu các sản phẩm khác thay thế như từ tre, gỗ, nứa…Hơn nữa, bởi hiện tại Việt Nam vẫn còn sử dụng rất nhiều nhựa trong cuộc sống hằng ngày, việc tuyên truyền và thay thế sử dụng nhựa bằng lá chuối, lá rong ở siêu thị sẽ chỉ tạo một phần giúp tạo ý thức cho người dân, nhưng sẽ không bền vững, bởi không vùng nào cũng cung cấp được số lượng lớn sản phẩm thay thế nhựa. Do vậy, “ Cần tiến tới nghiên cứu sản phẩm thay thế có tính chất như nhựa, nhưng phân hủy nhanh trong môi trường tự nhiên. Điều này đòi hỏi sự nỗ lực từ các nhà khoa học và sự hỗ trợ của nhà nước”, bà Chi nhấn mạnh.

Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn

Để kiểm soát và hạn chế sử dụng túi ni lông, đồ nhựa một lần, chúng ta cần thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn - một mô hình vườn ao chuồng, không vứt bỏ bất cứ điều gì trong các sản phẩm thải bỏ và đều tận dụng trở lại trong quá trình sản xuất. Nền kinh tế thông thường gồm 3 giai đoạn là khai thác, sản xuất và vứt bỏ, nhưng kinh tế tuần hoàn tập trung vào tái sử dụng rác thải để sản xuất sản phẩm khác, nhờ đó tận dụng được nguồn nguyên liệu đã qua sử dụng thay vì tiêu tốn chi phí xử lí và giúp giảm đáng kể lượng rác thải ra môi trường.

Hơn nữa, thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn đối với doanh nghiệp cũng đồng nghĩa với quá trình tích cực đổi mới, đầu tư trang thiết bị máy móc, công nghệ sản xuất hiện đại, thân thiện môi trường, hạn chế tiêu hao năng lượng và sử dụng các nguyên nhiên vật liệu để có sản phẩm đầu ra đủ khả năng tái chế. Tức là phải chọn nguyên liệu có thể tái chế hoặc sinh ra những vật liệu, nguyên liệu mới.

Tags : bảo vệ môi trường rác thải nhựa túi dệt siêu thị túi dứa túi giấy túi giấy tái sử dụng túi kraft túi pp dệt siêu thị túi pp không dệt túi pp non woven túi pp woven túi siêu thị túi siêu thị tái sử dụng túi tái sử dụng túi thân thiện môi trường túi vải pp dệt