icon icon icon

CÓ NÊN TÁI SỬ DỤNG TÚI NYLON, HỘP NHỰA MỘT LẦN ĐỂ TRỮ ĐỒ ĂN?

Đăng bởi TLP vào lúc 12/04/2023

Trên thực tế, các túi nilon, hộp nhựa dùng một lần đều không chịu được nhiệt cao, dễ sản sinh chất độc hại khi tái sử dụng.

túi bảo vệ môi trường, túi dứa, túi vải pp dệt, túi vải pp không dệt, túi lạnh, túi giấy, túi pp dệt cán màng, bao bì xanh,bao bì bảo vệ môi trường, túi vải tái sử dụng, túi siêu thị pp dệt, túi siêu thị pp không dệt, túi siêu thị tái sử dụng, túi tái chế, nhựa dùng 1 lần,

 

Cuộc sống hàng ngày của chúng ta khó tách rời các sản phẩm từ nhựa: cốc nước, bộ đồ ăn, ống hút, hộp đựng. Đặc biệt khi đi chợ mua rau củ và siêu thị, để thuận tiện cho việc cân đong, tiểu thương sẽ phát miễn phí túi nilon để khách hàng đến lấy. Nhiều người sau khi đóng gói sẽ mang về nhà một ít, dùng để gói rau, thịt, bọc thức ăn trong túi nilon rồi nhét thẳng vào tủ lạnh. Nhưng điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro, gây hại cho cơ thể.

1. Túi nhựa siêu thị không thích hợp đựng thực phẩm nóng và thịt tươi sống

Hầu hết túi nilon trong siêu thị đều được làm bằng chất liệu PE. Khi bạn đựng một số nhu yếu phẩm hàng ngày trong túi nilon ở nhiệt độ phòng sẽ không có vấn đề gì. Nhưng nếu dùng chúng để đựng một số thực phẩm tươi sống và ở nhiệt độ cao là không phù hợp.

Vật liệu PE là một khái niệm rất rộng, để phù hợp với các tình huống sử dụng khác nhau sẽ sử dụng các chất phụ gia và quy trình sản xuất khác nhau. Điều này khiến chúng có khoảng cách lớn về chất tồn dư, khả năng chịu nhiệt độ, độ bền, độ cứng. Các đặc trưng của túi PE gồm:

- Khả năng chịu nhiệt của túi PE không mạnh. Trên 80°C, nó có thể tan chảy và phân hủy.

- Không thể tiếp xúc với dầu trong thời gian dài. Nguyên liệu thô của PE chủ yếu là polyetylen mật độ thấp (LDPE) và polyetylen mật độ thấp tuyến tính (LLDPE). Khi tiếp xúc với dầu, hai chất này có thể trương nở và phân hủy ở một mức độ nhất định, hòa tan trong dầu.a

2. Túi nilon không nên dùng để gói thực phẩm

Không đóng gói thực phẩm trong túi nilon dùng một lần vì những túi này không chứa được các món ăn có dầu và ở nhiệt độ cao. Khi nhiệt độ thực phẩm quá cao, các chất có hại phthalate có thể bị kết tủa. Nếu bạn ăn lâu dài thực phẩm đựng trong túi này sẽ làm tăng đường huyết và mỡ máu.

túi tái sử dụng, túi dứa, túi thân thiện môi trường, túi siêu thị, túi vải pp dệt, túi vải pp không dệt, túi vải dệt siêu thị, túi pp woven, túi pp non woven, túi pp dệt tái sử dụng, túi shopping

Túi nhựa nhiều màu không tốt cho sức khỏe vì có thể chứa thành phần độc và có hại - benzopyrene. Do đó, không nên sử dụng các loại túi nilon có màu sắc sặc sỡ để gói thực phẩm mà bạn ăn trực tiếp. Nhựa có các tính chất khác nhau do chất tạo màu, chất làm dẻo, chất ổn định và chất phụ gia khác nhau.

3. Sử dụng đồ nhựa như hộp cơm, chai nhựa như thế nào cho đúng?

Có ba tiêu chuẩn cho hộp cơm nhựa: 1 (PET), 5 (PP), 6 (PS). Trong đó, khả năng chịu nhiệt của PET là 70°C, khả năng chịu nhiệt của PS là 90°C, khả năng chịu nhiệt của vật liệu PP đạt tới 130 ° C, điểm nóng chảy cao tới 200 ° C. Do đó, chỉ có nhựa PP số 5 mới có thể hâm nóng trong lò vi sóng.

Những lưu ý khi sử dụng hộp cơm nhựa:

- Tháo nắp hộp cơm khi hâm nóng. Ở một số hộp cơm vi sóng, thân hộp được làm bằng nhựa PP số 5 nhưng nắp được làm bằng PE số 4 mà PE không chịu được nhiệt độ cao. Vì vậy, hãy nhớ mở nắp trước khi cho vào lò vi sóng.

túi tái sử dụng, túi dứa, túi thân thiện môi trường, túi siêu thị, túi vải pp dệt, túi vải pp không dệt, túi vải dệt siêu thị, túi pp woven, túi pp non woven, túi pp dệt tái sử dụng, túi shopping

- Thay thế kịp thời

Tuổi thọ của hộp cơm thường là 3-5 năm. Nhưng khi hộp cơm bị đổi màu, giòn hoặc ố vàng thì nên thay hộp cơm ngay.

- Làm sạch tại chỗ

Một số hộp cơm để đảm bảo độ kín hơi sẽ được trang bị vòng đệm cao su trên nắp. Tuy nhiên, cặn thức ăn ngấm vào vòng đệm và trở thành nơi phát triển của nấm mốc. Nên làm sạch vòng đệm cao su và rãnh của nó mỗi khi làm sạch, sau đó đặt lại vào nắp sau khi khô.

- Không đựng các loại thức ăn sau vì sẽ làm giảm tuổi thọ hộp cơm:

Nếu rượu, đồ uống có ga, giấm và các chất có tính axit khác được lưu trữ trong hộp cơm trong một thời gian dài rất dễ làm giảm tuổi thọ của hộp đựng. Ví dụ, nếu bạn có đậu phộng ngâm giấm, rượu... bạn đừng cho vào hộp nhựa mà nên bảo quản trong hộp thủy tinh.

4. Hộp nhựa dùng một lần không được khuyến khích sử dụng nhiều lần

Ngày nay, nhiều hộp takeaway có chất lượng tốt và được đánh dấu bằng chất liệu PP số 5. Một số người đã rửa chúng sạch sẽ và cất giữ ở nhà để tái sử dụng. Nhưng hộp cơm dùng một lần thường không có tiêu chuẩn an toàn quá cao, mục đích làm ra chúng là đựng thức ăn dùng một lần ở nhiệt độ cao có thể chứa dầu, có thể sử dụng an toàn trong điều kiện này. Tuy nhiên, nếu sử dụng thường xuyên hơn, tính ổn định của nó sẽ bị phá hủy, các chất độc hại sẽ kết tủa, về lâu dài có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.

5. Chai nhựa đựng đồ uống tốt nhất là vứt bỏ sau khi uống

- Khả năng chịu nhiệt kém

Chai nhựa đựng nước khoáng, nước trái cây, nước uống có ga thường ghi số 1 dưới đáy. Loại nhựa số 1, đó là polyetylen terephthalate (PET). Loại vật liệu này có khả năng chịu nhiệt kém, không vượt quá 70 độ C. Sau khi đun nóng hoặc đổ đầy nước sôi, nó rất dễ biến dạng và hòa tan các chất độc hại.

- Dễ dàng kết tủa các chất có hại khi gặp các chất dầu, axit và kiềm

- Số lần sử dụng lặp lại càng nhiều, khả năng giải phóng chất gây ung thư càng cao

Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng sau 10 tháng sử dụng, sản phẩm nhựa số 1 sẽ giải phóng chất gây ung thư DEHP. Khi bạn tái sử dụng càng nhiều lần, khả năng giải phóng chất gây ung thư càng cao và vi khuẩn càng phát triển.

6. Các điểm mấu chốt để sử dụng sản phẩm nhựa an toàn

Nói chung, các sản phẩm nhựa sẽ sử dụng các số từ 1 đến 7 để đánh dấu nhận dạng. Những con số này có ý nghĩa như sau:

- Nhựa số 1 thường được dùng để làm chai nước khoáng và chai nước giải khát có gas. Không giữ được nước nóng và không được tái sử dụng.

- Nhựa số 2 chủ yếu được sử dụng để làm hộp đựng các sản phẩm tẩy rửa và sản phẩm sữa tắm, có thể tái sử dụng.

- Nhựa số 3 thường được dùng làm áo mưa, túi đựng rác trong sinh hoạt, nhựa nhà kính, ống cao su phục vụ nông nghiệp. Nó chống mài mòn và kháng axit, nhưng nó không chịu nhiệt và có độc tính cao.

- Nhựa số 4 thường được sử dụng trong sản xuất màng bọc nhựa và các vật liệu khác. Thoáng khí và không thấm nước, khả năng chịu nhiệt không mạnh.

- Nhựa số 5 thường dùng để làm cốc nhựa, hộp nhựa đựng cơm. Nó có thể được sử dụng để lưu trữ thực phẩm và hâm nóng đồ ăn trong lò vi sóng.

- Nhựa số 6 thường được sử dụng trong sản xuất hộp mì ăn liền đóng gói dạng bát và hộp thức ăn nhanh. Chịu nhiệt 60-70°C, chịu lạnh nhưng không đặt được trong lò vi sóng, không dùng để đựng axit mạnh và chất kiềm mạnh.

- Nhựa số 7 chủ yếu được sử dụng để làm bình sữa trẻ em, cốc. Nó không nên được đổ đầy nước sôi.

Xem hướng dẫn sử dụng

Nhiều hãng lớn sẽ ghi hướng dẫn sử dụng trên bao bì sản phẩm, bạn cần đọc rõ từng mục. Ví dụ, nhiệt độ sử dụng là bao nhiêu, nó có thể được đặt trong lò vi sóng hay tủ lạnh...

Cuối cùng, bạn nên hạn chế sử dụng các sản phẩm nhựa và nên sử dụng túi vải, túi giấy, các sản phẩm bằng sứ hoặc thủy tinh, không chỉ bảo vệ môi trường mà còn có lợi cho sức khỏe của bạn.

Tags : #chaunhuatronghoa #chaunhuatronghoagiare #manganchoga #palletnhua #toiuupalletnhua bảo vệ môi trường ecolife tái sử dụng thân thiện môi trường túi bảo vệ môi trường túi dứa túi giấy túi giấy tái sử dụng túi kraft túi pp dệt siêu thị túi pp woven túi siêu thị túi tái chế túi tái sử dụng túi tặng quà túi xi măng