icon icon icon

THAY ĐỔI THÓI QUEN SỬ DỤNG TÚI NI LÔNG

Đăng bởi TLP vào lúc 21/12/2022

Thực trạng sử dụng túi ni lông tại Việt Nam

Mỗi năm, toàn quốc sử dụng hơn 30 tỷ túi ni lông, trung bình mỗi ngày 1 gia đình dùng 4 túi. Đáng chú ý, chỉ có 17% trong số đó được tái sử dụng. Túi nilon giờ đã trở thành thói quen và là lựa chọn hàng đầu của rất nhiều người. Riêng tại Tp. Hồ Chí Minh, khoảng 30 tấn ni-lông được sử dụng tại các chợ, trung tâm thương mại và siêu thị, chưa kể tại các hộ dân. Ngay cả ở những nơi như siêu thị, trung tâm thương mại cũng chỉ dùng túi ni-lông tự hủy gói gọn trong việc thí điểm một số mô hình, chưa áp dụng đại trà. 

túi tái sử dụng, túi dứa, túi thân thiện môi trường, túi siêu thị, túi vải pp dệt, túi vải pp không dệt, túi vải dệt siêu thị, túi pp woven, túi pp non woven, túi pp dệt tái sử dụng, túi shopping

Giá rẻ, tiện lợi, nhiều cửa hàng kinh doanh chọn túi ni lông để gói hàng cho khách. Khách hàng dù không muốn nhận bao bì nilon, nhưng vẫn phải ở trong tình huống “bắt buộc phải dùng”. Gia tăng thực trạng sử dụng túi ni lông ngày một nghiêm trọng ở Việt Nam.

Tác hại nghiêm trọng của túi ni lông

Nếu tình trạng sử dụng túi ni lông không được kiểm soát và giải quyết kịp thời, chúng ta chính là những người phải chịu những tác động và hậu quả nghiêm trọng từ việc sử dụng túi ni lông:

- Cuộc sống ngập tràn trong rác: Thời gian phân hủy túi ni lông có thể lên tới 1000 năm hoặc thậm chí hơn. Lượng sử dụng túi ni lông nếu tiếp tục tăng cũng đồng nghĩa với việc lượng rác thải tích tụ ngày càng nhiều, ảnh hưởng đến môi trường cũng như chất lượng cuộc sống của chúng ta.

- Ô nhiễm nguồn nước: Túi ni lông vứt xuống ao, hồ, sông ngòi sẽ làm tắc nghẽn cống, rãnh, kênh, rạch, gây ứ đọng nước thải và ngập úng dẫn đến tình trạng nguồn nước bị ô nhiễm, thiếu nước sạch sinh hoạt. 

- Ô nhiễm không khí: Đốt túi ni lông sinh nhiều khí độc hại như CO2,  gây ô nhiễm không khí, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân

- Ảnh hường tới hệ sinh thái: Nếu túi ni lông bị chôn vùi trong lòng đất sẽ phá hủy nguồn nước ngầm, vi sinh vật, kéo theo tác động tới hệ sinh thái, ảnh hưởng tới sự phát triển của cây cối, gây nên tình trạng sạt lở đất, xói mòn vào mùa mưa lũ.

- Ảnh hưởng tới sức khỏe: Khi thực phẩm được lưu trữ trong túi nilon hay hộp nhựa tái chế, các hóa chất từ túi có thể ngấm vào thức ăn, sau đó hấp thụ vào cơ thể. Theo thời gian, các hóa chất trong túi nilon sẽ làm thay đổi mô, lỗi nhiễm sắc thể gây sảy thai, dị tật bẩm sinh, dậy thì sớm và những thay đổi nội tiết tố,... Do vậy, chuyên gia khuyến cáo không nên lạm dụng túi nilon để bọc thức ăn. Nếu dùng thì không nên dùng quá 2 lần và nên dùng túi nilon làm từ nhựa trong suốt, không sử dụng những loại túi có màu xanh, đỏ vàng và trắng đục. 

Những giải pháp thay thế sử dụng túi ni lông

Những hậu quả nặng nề do túi ni lông để lại như hồi chuông cảnh tỉnh chúng ta cần thay đổi ngay thói quen sử dụng túi ni lông để bảo vệ sức khỏe bản thân cũng như giảm tình trạng ô nhiễm môi trường. Thay vì sử dụng túi ni lông, chúng ta cũng có rất nhiều lựa chọn khác thân thiện môi trường hơn.

  • Giấy nến: Không chỉ chống thấm nước và chống dính, giấy nến giúp thực phẩm không bị lây nhiễm mùi của nhau. Các loại thực phẩm giàu vi sinh như phô mai, xúc xích, thịt nguội… nếu được gói vào giấy nến sẽ giúp chúng ta tăng độ ẩm và tươi ngon hơn. Ngoài ra, phủ một tấm giấy nến lên trên miệng bát hoặc đĩa khi quay lò vi sóng, sẽ giúp đồ ăn khi quay trong lò vi sóng không phát ra tiếng nổ.

túi tái sử dụng, túi dứa, túi thân thiện môi trường, túi siêu thị, túi vải pp dệt, túi vải pp không dệt, túi vải dệt siêu thị, túi pp woven, túi pp non woven, túi pp dệt tái sử dụng, túi shopping

  • Túi giấy tái sử dụng: Đây là một trong những phương pháp được người tiêu dùng cũng như doanh nghiệp, cửa hàng, siêu thị ưu ái, ưa chuộng nhất trên thị trường hiện nay. Người ta thường sử dụng túi giấy, hộp giấy để chứa thức ăn, đồ uống và các loại rau củ vì chúng không chứa các nguyên tố hóa học độc hại như túi nilon. Đặc biệt, nếu muốn các loại rau thơm lưu giữ lâu trong tủ lạnh, bạn hãy cắt bỏ gốc, bọc túi giấy ra ngoài rồi để vào tủ lạnh. Ngoài ra, túi giấy hiện nay cũng rất đa dạng trong kiểu dáng và mẫu mã, chúng còn có thể dùng làm túi đựng quà tặng hoặc được các cửa hàng sử dụng để đựng sản phẩm, thể hiện đặc trưng của nhãn hàng.

túi tái sử dụng, túi dứa, túi thân thiện môi trường, túi siêu thị, túi vải pp dệt, túi vải pp không dệt, túi vải dệt siêu thị, túi pp woven, túi pp non woven, túi pp dệt tái sử dụng, túi shopping

  • Túi vải dệt tái sử dụng: Loại túi này có ưu điểm có mẫu mã đẹp, giá cả phải chăng, được làm từ chất liệu bền chắc, có khả năng chứa được nhiều đồ, có khả năng tái sử dụng nhiều lần. Tuy vậy, loại túi vải dệt tái sử dụng có thể hay dính bẩn nên cần phải được vệ sinh thường xuyên. Một số loại túi vải làm từ túi nilon cũng gây ra sự ô nhiễm môi trường không kém so với túi nilon độc hại nên bạn cần cân nhắc kĩ trước khi sử dụng.

túi tái sử dụng, túi dứa, túi thân thiện môi trường, túi siêu thị, túi vải pp dệt, túi vải pp không dệt, túi vải dệt siêu thị, túi pp woven, túi pp non woven, túi pp dệt tái sử dụng, túi shopping

  • Hộp bảo quản: Hộp nhựa bảo quản thực phẩm phổ biến hơn cả vì có ưu điểm nhẹ, không bám mùi, dễ chùi rửa, giá cả phải chăng và có nhiều kích cỡ phù hợp cho nhiều mục đích sử dụng. Song thủy tinh và sứ lại khá nặng, dễ vỡ, nguy hiểm khi nhà có trẻ nhỏ. Loại hộp BQTP bằng tritan: được đưa ra thị trường trong thời gian gần đây vì có nhiều ưu điểm so với các chất liệu trên: Nhẹ nhàng và trong suốt như thủy tinh, không bám mùi, ít bị trầy xước, có thể luộc trong nước sôi để thanh trùng.

túi tái sử dụng, túi dứa, túi thân thiện môi trường, túi siêu thị, túi vải pp dệt, túi vải pp không dệt, túi vải dệt siêu thị, túi pp woven, túi pp non woven, túi pp dệt tái sử dụng, túi shopping

  • Túi hút chân không: Gần đây phương pháp bảo quản thực phẩm bằng túi hút chân không là một trong những xu hướng mới được rất nhiều chị em sử dụng. Thực tế công việc của những chiếc túi chân không này chính là tạo nên một môi trường chân không. Từ đó giúp giảm thiểu tình trạng vi khuẩn, nấm mốc phát triển và làm hỏng thực phẩm. Khi dùng những chiếc túi này để bảo quản thực phẩm, chúng ta có thể giữ chúng trong thời gian dài gấp 3-5 lần so với việc để trong ngăn đá tủ lạnh mà vẫn giữ nguyên được độ tươi ngon.

túi tái sử dụng, túi dứa, túi thân thiện môi trường, túi siêu thị, túi vải pp dệt, túi vải pp không dệt, túi vải dệt siêu thị, túi pp woven, túi pp non woven, túi pp dệt tái sử dụng, túi shopping

  • Túi nilon tự hủy sinh hoạt: Loại túi này làm từ nguyên liệu có nguồn gốc thực vật như khoai mì, bột bắp, đay. Loại túi này đã được ứng dụng ở nhiều nước tiên tiến như Anh (túi làm bằng bột sắn); Italia (Túi làm từ cám bắp)... Tuy nhiên, giá thành loại túi này có thể cao gấp 2-5 lần túi thông thường. Ngoài ra, tình trạng khan hiếm lương thực tại một số nơi trên thế giới dẫn đến một số ý kiến không đồng tình về việc sử dụng lương thực làm nhiên liệu và bao bì.

túi tái sử dụng, túi dứa, túi thân thiện môi trường, túi siêu thị, túi vải pp dệt, túi vải pp không dệt, túi vải dệt siêu thị, túi pp woven, túi pp non woven, túi pp dệt tái sử dụng, túi shopping

  • Túi dệt từ sợi nilon sử dụng lại nhiều lần: Đây là loại túi dễ dàng nhất khi sử dụng. Nó không “thân thiện như túi tự hủy sinh học nhưng lại có thể áp dụng một cách nhanh chóng. So với túi vải, giá thành của nó rẻ hơn, có thể sử dụng rộng rãi tại nhiều nơi như chợ, siêu thị, trung tâm thương mại… Khi tình trạng của túi không còn được tốt, người tiêu dùng có thể đem đến siêu thị để đổi lại một túi mới. Điều này không ảnh hưởng đến lợi nhuận của siêu thị, khoản tiền giảm cho khách hàng sẽ là khoản chi phí mà siêu thị dùng để mua túi phát miễn phí cho khách hàng trước đây. Với những túi cũ hay hư, siêu thị sẽ tiến hành thu gom và đem chúng đi tái chế.

​​​​​​​túi tái sử dụng, túi dứa, túi thân thiện môi trường, túi siêu thị, túi vải pp dệt, túi vải pp không dệt, túi vải dệt siêu thị, túi pp woven, túi pp non woven, túi pp dệt tái sử dụng, túi shopping​​​​​​​

Nguồn: VN Express

Tags : bảo vệ môi trường tái sử dụng thân thiện môi trường túi bảo vệ môi trường túi dứa túi giấy túi kraft túi siêu thị túi tái chế túi tái sử dụng túi xi măng